Những giải pháp quân sự và can thiệp có thể xảy ra Vị_thế_chính_trị_Đài_Loan

Cho tới năm 1979, cả hai bên đều có ý định giải quyết vấn đề bằng quân sự. Những cuộc va chạm không thường xuyên đã xảy ra trong suốt thập niên 19501960, với những lần leo thang dẫn tới Cuộc khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ nhấtvà lần thứ hai. Năm 1979, khi Hoa Kỳ thay đổi chính sách đối ngoại, quay sang ủng hộ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc mất đi đồng minh cần thiết để "tái chiếm lục địa." Trong lúc ấy, mong ước được cộng đồng quốc tế ủng hộ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khiến họ phải đưa ra chính sách thống nhất hòa bình theo cái sau này được gọi là "một đất nước, hai chế độ," chứ không phải "giải phóng Đài Loan" xây dựng xã hội chủ nghĩa (nói cách khác, biến Đài Loan thành một Vùng hành chính đặc biệt).

Điều kiện của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về can thiệp quân sự

Bất kể như thế nào, chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ ngay lập tức tiến hành chiến tranh với Đài Loan. Với các điều kiện:

  • Nếu các sự kiện diễn ra dẫn tới việc chia tách Đài Loan khỏi Trung Quốc dưới bất kỳ tên gọi nào, hay
  • Nếu Đài Loan bị tấn công và chiếm đóng từ phía nước ngoài, hay
  • Nếu Đài Loan từ chối đàm phán thống nhất một cách vô hạn định.

Đa số đe dọa của lục địa đều được đưa ra về vấn đề này, và Giang Trạch Dân, sau khi lên giữ chức Chủ tịch Hội đồng Quân sự Trung ương, đã trở thành nhân tố chủ chốt.

Điều kiện thứ ba đã đặc biệt gây nên sự lo ngại tại Đài Loan bởi thuật ngữ "một cách vô hạn định" có thể được diễn giải theo nhiều nghĩa. Một số bên coi nó mang nghĩa: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa muốn giữ nguyên trạng và sự mập mờ không được họ chấp nhận, dù nước này đã nhiều lần nói rằng không hề có biểu thời gian xác định cho việc thống nhất.

Lo ngại về một tuyên bố chính thức về nền độc lập theo pháp lý của Đài Loan là động cơ chính thúc đẩy việc tăng cường quân sự giữa Đài Loan và Trung Hoa lục địa. Một số người tin rằng Đài Loan vẫn nỗ lực tuyên bố độc lập trong thời gian Thế vận hội Mùa hè 2008 tại Bắc Kinh. Những người khác chỉ ra rằng bộ máy chính quyền Mỹ hiện nay đã công khai tuyên bố muốn giữ nguyên trạng, họ sẽ không giúp đỡ Đài Loan trong trường hợp hòn đảo này đơn phương tuyên bố độc lập.

Theo tổng thống Trung Hoa Dân Quốc Trần Thủy Biển, Trung Quốc đã tăng tốc triển khai tên lửa chống lại Đài Loan tới con số 120 mỗi năm, khiến tổng kho tên lửa đạn đạo của họ lên tới 706 chiếc, với khả năng trang bị đầu đạn hạt nhân và mục tiêu chính là Đài Loan. Những tên lửa này được cho là có CEP (Giới hạn lỗi) hơn 100 mét, vì thế sẽ không gây thiệt hại lớn trong hoàn cảnh một cuộc chiến tranh thông thường. Một số người tin rằng việc triển khai chúng chỉ là mưu kế chính trị của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhằm tăng áp lực lên Đài Loan, buộc nước này phải từ bỏ những nỗ lực nhằm đơn phương tuyên bố độc lập, ít nhất cũng trong thời điểm hiện tại.

Cân bằng quyền lực

Khả năng chiến tranh, sự gần gũi địa lý giữa Trung Hoa Dân Quốc-kiểm soát Đài Loan và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa-kiểm soát lục địa Trung Quốc, và kết quả của những cuộc va chạm cứ vài năm lại xảy ra một lần, khiến cho đây trở thành một trong những địa điểm tập trung sự chú ý quốc tế tại Thái Bình Dương. Cả hai bên đã lựa chọn một sự tập trung lực lượng hải quân hùng hậu. Tuy nhiên, các chiến lược hải quân giữa hai phía đã có sự thay đổi lớn trong thập kỷ 1980 và 1990, khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tiếp cận vấn đề theo cách mạnh mẽ hơn khi xây dựng các sân bay, còn Đài Loan chấp nhận tư thế phòng thủ với việc xây dựng và mua nhiều phi đội tàu khu trục và tên lửa.

Không quân Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được cho là lớn và mạnh mẽ, dù nó vẫn chưa đủ khả năng kiểm soát không phận Đài Loan trong trường hợp xảy ra xung đột. Không quân Trung Hoa Dân Quốc dựa chủ yếu vào các máy bay chiến đấu thế hệ thứ hai của họ. Trung Hoa Dân Quốc sở hữu khoảng 150 chiếc F-16 do Hoa Kỳ chế tạo, gần 60 chiếc Mirage 2000-5 của Pháp và gần 130 chiếc IDF (Máy bay chiến đấu phòng vệ trong nước) do họ tự phát triển. Tất cả các máy bay phản lực chiến đấu của Đài Loan đều có thể tham gia các trận đánh kiểu BVR (ngoài tầm nhìn) bằng các tên lửa BVR, trong khi chỉ một số ít máy bay chiến đấu của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có cùng tính năng như vậy.

Năm 2003, Trung Hoa Dân Quốc đã mua bốn tàu khu trục tên lửa - kiểu USS Kidd cũ và ba tàu hộ tống, và tỏ vẻ rất quan tâm tới lớp Arleigh Burke. Nhưng với sự phát triển của hải quânkhông quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một số người nghi ngờ khả năng Trung Hoa Dân Quốc có thể đứng vững trước một cuộc tấn công quyết định từ phía lục địa Trung Hoa trong tương lai. Điều này cũng dẫn tới một số quan điểm rằng nền độc lập của Đài Loan, nếu nó được tuyên bố, cần phải được thực hiện càng sớm càng tốt khi Trung Hoa Dân Quốc vẫn còn có khả năng chống chọi với một cuộc xung đột quân sự toàn diện. Trong ba thập kỷ qua, những ước tính về thời gian Đài Loan đứng vững trước một cuộc tấn công tổng lực từ phía bên kia eo biển mà không có sự trợ giúp từ bên ngoài[7] đã giảm từ ba tháng xuống chỉ còn sáu ngày. Và cũng cần lưu ý rằng đa số những ước tính về bất cứ một sự hỗ trợ quân sự ở mức cao nhất nào từ phía Hoa Kỳ cũng cần ít nhất hai tuần chuẩn bị, những điều kiện hiện tại không hề có lợi cho Đài Loan.

Nhiều báo cáo do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc và quân đội Mỹ đưa ra cho thấy những đánh giá hoàn toàn trái ngược về khả năng phòng thủ Đài Loan.

Tất nhiên, khả năng chiến tranh không phải được đặt ra một cách tách biệt. Năm 1979, Nghị viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan, một đạo luật thường được diễn giải như một sự bảo đảm bảo vệ Đài Loan từ phía Hoa Kỳ trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công từ phía lục địa (Đạo luật được áp dụng cho Đài Loan và Bành Hồ, nhưng không áp dụng cho Kim Môn và Mã Tổ). Hoa Kỳ vẫn duy trì một hạm đội thường trực lớn nhất thế giới tại Vùng châu Á Thái Bình Dương gần Đài Loan. Hạm Đội 7, chủ yếu hoạt động từ các căn cứ tại Nhật Bản, là một lực lượng quân sự mạnh được xây dựng xung quanh chiếc tàu sân bay triển khai thường trực ngoài lãnh thổ duy nhất của thế giới, chiếc USS Kitty Hawk. Dù mục đích theo tuyên bố của hạm đội không phải là để bảo vệ Đài Loan, nhưng từ những hành động trong quá khứ của hạm đội này có thể thấy đó cũng là một trong những lý do giải thích sự hiện diện của nó trong vùng biển.

Từ năm 2000, Nhật Bản đã sửa đổi các nghĩa vụ phòng vệ với Hoa Kỳ và cũng bắt đầu chương trình tái vũ trang, một phần để phản ứng trước lo ngại rằng Đài Loan sẽ bị tấn công. Một số nhà phân tích tin rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể tung ra những cuộc tấn công thăm dò vào các căn cứ quân sự tại Nhật Bản để xác định liệu các lực lượng Hoa Kỳ và Nhật Bản có muốn giúp Đài Loan hay không. Các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản cũng coi nền độc lập của Đài Loan là điều sống còn, không chỉ bởi vì Đài Loan kiểm soát nhiều con đường hàng hải đông đúc, mà việc Trung Quốc chiếm giữ được nó sẽ khiến Nhật Bản rơi vào tình thế bất lợi hơn. Về mặt lịch sử, trong Chiến tranh thế giới thứ hai, dù Hoa Kỳ đã chiếm giữ Philippines, một mục tiêu khác chính là Đài Loan (khi ấy còn được gọi là Formosa) từ đó có thể tung ra một cuộc tấn công trực tiếp vào Nhật Bản. Tuy nhiên, những lời chỉ trích cho rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ không bao giờ muốn trao cho Hoa Kỳ và Nhật Bản một cơ hội như vậy để họ có cớ can thiệp.

Khủng hoảng Eo biển Đài Loan lần thứ ba

Tàu khu trục Kang Ding (Khang Định) của Hải quân Trung Hoa Dân Quốc với trực thăng S-70C

Năm 1996, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận quân sự gần Đài Loan, và phóng nhiều tên lửa đạn đạo qua hòn đảo này. Sự đe dọa được đưa ra trước khả năng Tổng thống Lý Đăng Huy, người đã đưa ra lý thuyết "hai nhà nước" gây nhiều tranh cãi cho các quan hệ xuyên eo biển, được tái đắc cử. Hoa Kỳ, ở thời cầm quyền của tổng thống Clinton, đã gửi hai nhóm tàu sân bay chiến đấu tới vùng này, cho chúng đi vào Eo biển Đài Loan. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, không thể theo dõi hoạt động của các con tàu, và có lẽ cũng không muốn leo thang xung đột, nhanh chóng xuống thang. Sự kiện ít gây ảnh hưởng tới kết quả cuộc bầu cử, bởi vì không một đối thủ nào của Lý Đăng Huy đủ mạnh để đánh bại ông ta, nhưng đa số người tin rằng, những hành động hiếu chiến của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã không hề đe dọa được người dân Đài Loan mà còn tạo lợi thế cho Lý Đăng Huy để ông được tới hơn 50% số phiếu.

Khả năng xảy ra chiến tranh tại Eo biển Đài Loan, dù khá thấp trong tương lai gần, vẫn buộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Trung Hoa Dân Quốc và Hoa Kỳ duy trì cảnh giác và luôn đề phòng lẫn nhau. Mục tiêu của cả ba bên tại thời điểm này là duy trì nguyên trạng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Vị_thế_chính_trị_Đài_Loan http://www.aph.gov.au/library/pubs/rp/2000-01/01rp... http://www.gwytb.gov.cn:8088/detail.asp?table=Whit... http://www.spacewar.com/2004/040811075029.onla5r7o... http://www.taipeitimes.com/News/front/archives/200... http://www.taipeitimes.com/News/front/archives/200... http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/20... http://www.taipeitimes.com/News/taiwan/archives/20... http://www.taiwanadvice.com/harintmcexc.htm http://news.yam.com/tdn/politics/200502/2005021523... http://newton.uor.edu/Departments&Programs/AsianSt...